2018-04-30 15:49:09
Chào mừng quý khách đã đến tham quan với thành phố Huế xinh đẹp. Huế, phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp với Đà Nẵng, phía Tây giáp với nước Lào, phía Đông giáp với biển Đông. Đến với tour du lịch Huế, một vùng danh lam thắng cảnh trữ tình, hiền hòa với dòng sông Hương thơ mộng bên ngọn núi Ngự Bình hùng vĩ. Du Lịch Huế còn nổi tiếng với các lăng tẩm của các vị Vua Triều Nguyễn- Triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới.
Quý khách nên quan tâm chương trình tour Huế được chọn đi nhiều: tour Đà Nẵng Huế 4 ngày 3 đêm
Địa điểm du lịch Huế nổi tiếng nhất chúng ta phải kể đến đầu tiên chính là Kinh Thành Huế hay còn gọi là Đại Nội. Kinh Thành Huế xây dựng ở bờ bắc của con sông Hương, ngay trung tâm của thành phố Huế. Đại Nội Huế được xây dựng dưới thời của của triều đại nhà Nguyễn bắt đầu từ thời vua Gia Long. Tổng thể kiến trúc của Kinh thành Huế lấy núi Ngự Bình làm tiền án, lấy 2 hồn đảo nhỏ trên sông Hương là Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm yếu tố Tả Thanh Long và Hữu Bạch Hổ, lưng tựa vào dãy núi Trường Sơn hùng vĩ làm yếu tố Hậu Chẫm.
Về thành quách thì Kinh đô Huế bao gồm 3 vòng thành, vòng đầu tiên là Kinh thành, vòng thứ 2 là Hoàng Thành, vòng thứ 3 là Tử Cấm Thành. Chức năng chính của Kinh thành là dùng để phòng vệ cho tất cả các công trình kiến trúc của cung đình và các sinh hoạt của triều đình cũng như nhà vua. Kinh Thành được quy hoạch trong vòng 2 năm từ năm 1803 đến năm 1804 và bắt đầu xây dựng từ năm 1805 và hoàn thành vào năm 1832.
Mặt bằng của kinh thành nằm trên địa phận của 8 làng, trong đó có làng Phú Xuân là chiếm diện tích nhiều nhất nên được chọn làm tên của thành là kinh thành Phú Xuân. Vòng thành được làm bằng đất và được xây bó bằng gạch vào những năm cuối thời vua Gia Long, sau đó được trùng tu nhiều lần. Chung quanh Kinh Thành có 10 cửa được xây dựng vào năm 1809. Hoàng thành và Tử Cấm Thành có mối liên quan rất chặt chẽ với nhau về sự phân bố vị trí của các công trình dựa theo chức năng sử dụng của chúng. Tử Cấm thành nằm trong lòng Hoàng Thành. Cả 2 vòng thành này đều với một hệ thống cung điện ở bên trong được gọi là Hoàng Cung hay Đại Nội. Riêng Tử Cẩm Thành thì tên gọi ban đầu là Cung Thành.
Hoàng Cung Được xây dựng theo 1 trục chính gọi là đường dũng đạo với các công trình từ ngoài vào trong gồm Cổng Ngọ Môn – lầu Ngũ Phụng , sân Đại Triều Nghi, Điện Thái Hòa, Điện Cần Chánh, Điện Càm Thành, Cung Khôn Thái , Lầu Kiến Trung, Cửa Hòa Bình. Hai bên đường Dũng Đạo được xây dựng theo yếu tố Tả Chiêu Hữu Mục, có nghĩa là cái quan trọng thì sẽ để bên trái còn lại thì sẽ để bên phải. Bao gồm các công trình: Hiển Lâm Các, Thế Tổ Miếu, Hưng Miếu, Điện Phụng Tiên, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Thái Miếu, Triệu Miếu, Phủ Nội Vụ, Vườn Ngự Uyển, Vườn Cơ Hạ.
Sau Đại Nội thì điểm tiếp theo mà ta không thể bỏ qua đó chính là lăng Minh Mạng hay còn gọi là Hiếu Lăng, lăng của vị vua thứ 2 của Triều Nguyễn, nằm trên núi Hiếu Sơn thuộc ấp An Bằng thị xã Hương Trà. Minh Mạng (1791-1841) có tên huý là Nguyễn Phúc Đảm, là hoàng tử thứ tư của Vua Gia Long và Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu. Minh Mạng là vị vua xây dựng chế độ phong kiến tập quyền tiêu biểu, mọi quyền lực tuyệt đối đều thuộc nhà vua. Ông cũng là người hoàn thiện thể chế chính trị hành chính quốc gia, xây dựng nhiều công trình quân sự, kinh tế, văn hoá, giáo dục quan trong như kinh đô Huế, kênh rạch phục vụ sản xuất nông nghiệp, mở các khoa thi tuyển chọn nhân tài….làm vua 20 năm (1820- 1840) Minh Mạng đã có những đóng góp nhất định trong việc cũng cố chế độ quân chủ tập quyền triều Nguyễn và ổn định bờ cõi.
Vào năm 1826, Vua Minh Mạng đã bảo các quan giỏi về thuật phong thủy đi coi đất để chuẩn bị xây lăng cho mình. Nhưng mãi đến 14 năm sau (1840) nhà vua mới chọn được địa điểm và đề án kiến trúc ưng ý nhất tại vị trí hiện nay. Tháng 4/1840 vua xem chỗ đất và đổi tên vùng núi Cẩm Khê thành núi Hiếu Sơn. Vua sai các quan đại thần khảo sát địa thế đo đạc đất đai và vẽ toàn bộ núi đồi, khe suối, sông ngòi ở đây cùng sơ đồ dự án kiến trúc La Thành, Bửu Thành, điền, lầu, đình, tạ, đường, viện cho đến nơi đào hồ làm cầu dựng cửa… Đích thân nhà vua phê chuẩn , xem xét đồ hoạ thiết kế của các quan. Cho xây dựng lăng chưa được 1 năm thì Vua mất. Sau 1 tháng Vua Thiệu Trị lên ngôi thì cho tiếp tục xây lăng mãi đến năm 1843 thì lăng mới hoàn thành như theo đồ án của vua Minh Mạng.
Khu vực Lăng Minh Mạng có chiều sâu hun hút ( Từ Đại Hồng Môn đến điểm tận cùng là Là thành. Đứng ở cầu Hữu Bật nhìn về Phía Nam cảnh vất núi non in bóng xuống đấy hồ Trừng Minh trong như bức tranh thủy mặc. Bên trong La thành các công trình đều sắp đặt theo môt trật tự chặt chẽ, theo một trục đường gọi là đường Thần đạo. Hình thể lăng giống như người đang nằm nghỉ với tư thế thoải mái đầu gối lên núi kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông ở trước mặt , hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên. Bên trong La thành bao gồm khoảng 40 công trình kiến trú lớn nhỏ. Các công trình chính như: Bi Đình, Hiển Đức Môn, Điện Sùng Ân, Hoằng Trạch Môn, Cầu Trung Đạo, Minh Lâu, Cầu Thông Minh Chính Trực, Mộ Vua.
Địa điểm lăng tẩm trong tour du lịch Huế hấp dẫn thứ 2 là: Lăng Tự Đức. Hay còn gọi là Khiêm Lăng là nơi chôn cất của vị Vua thứ 4 của triều Nguyễn. Vua Tự Đức. Vua Tự Đức tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (1829- 1883), ông trị vì được 36 năm từ năm 1847 đến năm 1883 là vị vua ở ngôi lâu nhất của triều Nguyễn. Ông chọn cho mình một mảnh đất thơ mộng để làm nơi yên nghỉ giấc ngàn thu. Lăng được xây cất trong thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, thôn Thượng Ba , Xã Thủy Xuân Thành Phố Huế.
Lăng Tự Đức xây dựng vào năm 1864 với 5 vạn binh lính tham gia, lúc mới đầu có tên là Vạn Niên Cơ.Lăng Tự Đức rộng Khoảng 12ha , bố cục bao gồm tẩm điện và Lăng mộ với gần 50 kiến trúc lớn nhỏ khác nhau. “ Sống gửi, thác về” vua Tự Đức cho rằng cuộc sống trần gian chỉ là cuộc sống tạm bợ, chết mới là cõi vĩnh hằng, vì thế ông cho xây dựng ở đây với nhiều công trình phục vụ cho sinh hoạt, giải trí, nơi dành cho các bà phi ở phục vụ chăm lo hương khói cho ông... Tất cả các công trình kiến trúc ở đây đều đi kèm với chữ “Khiêm” : Cửa Vụ Khiêm, Chí Khiêm Đường, Khiêm Cung Môn, Hồ Lưu Khiêm, đảo Tịnh Khiêm, Xung Khiêm Tạ, Dũ Khiêm Tạ, Điện Hòa Khiêm, Điện Lương Khiêm, Minh Khiêm Đường,...
Cấu tạo của Lăng Tự Dức được bố trí đối xứng 2 bên trục dọc song song với nhau, cùng lấy núi Giáng Khiêm làm tiền án, núi Dương Xuân làm Hậu Chẫm và Hồ Lưu Khiêm làm yếu tố Minh Đường. Sau khu vực Lăng là khu vực tẩm là khu vực lăng mộ đầu tiên là Bái Đình sau đó là Bi Đình. Tuy có 103 Bà vợ nhưng Vua Tự Đức lại không có con nên ông đã tự viết bài Khiêm Cung Ký thay cho bia “ Thánh Đức Thần Công” trong các Lăng khác, tiếp sau tấm bia là Hồ Tiểu Khiêm hình trăng non. Phía bên trong Lăng Tự Đức còn một nơi gọi là Bồi Lăng là nơi yên nghỉ của Vua Kiến Phúc.
Lăng Khải Định hay còn gọi là Ứng Lăng thuộc làng Châu Chữ thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế. Đay là nơi yên giấc ngàn thu của Vua Khải Định. Vị Vua thứ 12 của Triều Nguyễn trog lịch sử Phong Kiến Việt Nam. Vua Khải Định (1885- 1925) tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, là con trai trưởng của Vua Đồng Khánh và bà Hựu Thiên Thuần Hoàng Hậu. Ông lên ngôi vào năm 1916 ở ngôi 10 thì lâm bệnh và mất. Kể từ khi lên ngôi ông đã bắt đầu tìm hiểu, xây dựng , lăng tẩm cho mình. Ông tham khảo nhiều tấu trình địa lý và quyết định chọn triền núi châu chữ là nơi xây dưng lăng mộ cho mình. Tại đây, Ứng Lăng lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án, lấy Chóp Vung và nuí Kim Sơn chầu trước mặt làm Tả Thanh Long và Hữu Bạch Hổ, có khe Châu Ê làm thủy tụ gội là minh đường.
Nhà vua lấy núi Châu Chữ đổi tên thành núi Ứng Sơn làm Hậu Chẩm. Lăng bắt đầu xây dựng vào năm 1920 và mất tới 11 năm mới hoàn thành. Mặc dù là một công trình kiến trúc có quy mô nhỏ nhất nhưng lại xây dựng với thời ginan lâu nhất và tông nhiều tiền của nhất. Lăng Khải Định được làm theo lối kiến trúc kết hợp giữa cả Phương Đông và Phương Tây. Bước vào lăng là một công chào uy nghi bơi 37 bậc thang cấp với các trụ cổng làm theo hình tháp ảnh hưởng từ Ấn Độ Giáo. Bước lên trên nữa là sân Bái Đình với 2 àng quan văn, quan võ là tượng lính. Trong sân có Bi Đinh có bia thánh Đức Thần Công. Tiếp theo lên trên là cung Thiên Định. Ở Phần Chính Tẩm của cung Thiên Định là 1 chiếc Bửu Tán với những đường lượn mềm mại, phía dưới là pho tượng bằng đồng của Vua Khải Định được đúc tại Pháp vào năm 1920. Phía trên trần của cung Thiên Định là bức họa “ Cửu Long Ẩn Vân” do họa sĩ Phan Văn Tánh vẽ bằng 2 tay và 2 chân.
Nên đọc thêm: 10 đặc sản nhất định phải thử khi du lịch cố đô Huế
Chùa Thiên Mụ, môt ngôi chùa được xem là ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong thời phong kiến. Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Truyền thuyết kể rằng, khi Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Hỏi ra mới biết, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.
Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh“. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn (núi Thiên Mụ). Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Ông cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ Tự”. Với quy mô rộng và cảnh đẹp tự nhiên, ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành một ngôi chùa đẹp nhất Xứ Đàng Trong. Bước lên sân chùa, chúng ta sẽ nhìn thấy nền móng của Đình Hương Nguyện, đã bị tàn phá trong trận bão năm 1904. Phía sau Đình Hương Nguyên là tháp Phước Duyên với chiều cao 21m, gồm bảy tầng được xây dựng ở trước chùa. Lúc trước nơi đây có cất giữ một tượng phật bằng vàng được công nhận là Bảo vật quốc gia. Chùa Thiên Mụ được xếp vào danh sách 20 thắng cảnh đẹp nhất xứ “Thần Kinh” với bài thơ Thiên Mụ chung Thanh: “ Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông thiên mụ canh gà thọ cương”. Phía sau tháp Phước Duyên 7 tầng là cổng Tam Quan, bước qua cổng tam quan, sẽ tới khuôn viên của chùa. Có điện Đại Hùng một ngôi điện chính trong chùa, một công trình kiến trúc đồ sộ nguy nga. Ra phía sau là nơi trưng bày chiếc xe di vật của Hòa thượng
Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963. Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.
Quý khách quan tâm về du lịch Huế hãy đọc: Cẩm nang du lịch Thừa Thiên Huế
Những Điểm Nên Đến Khi Đi Du Lịch Huế Thông Tin Hay Chuẩn D2tour Đà Nẵng chia sẽ những du khách yêu du lịch Huế. Tìm hiểu điểm đến đậm đà bản sắc dân tộc của đất kinh kì.
Địa Chỉ Giá Vé Kinh Nghiệm Du Lịch Suối Nước Nóng Thanh Tân Huế được mạng đặt tour du lịch Đà Nẵng D2tour chia sẻ chi tiết, hay. Mọi yêu cầu đặt tour du lịch Huế từ Đà Nẵng gọi 0905.018.368
Địa Chỉ Bến Phu Vân Lâu Đại Nội Kinh Thành Du Lịch Cố Đô Huế thuộc quần thể hoàng thành Đại Nội Kinh Thành Huế. Để tìm hiểu về bến Phu Vân Lâu cùng D2tour du lịch Huế:Hỏi Tour: 0905.018.368
Vẻ đẹp mê hoặc đầm Phá Tam Giang Huế lúc chiều tà D2tour Đà Nẵng chia sẻ qua bài viết này. Mọi yêu cầu thắc mắc về tư vấn tour du lịch Huế từ Đà Nẵng gọi ngay 0905.018.368 để được hỗ trợ.
Bảng giá vé tham quan du lịch 2018 toàn quốc cập nhập tháng 12/2017 là những thông tin bổ ích cho du khách du lịch nội địa, khám phá vẻ đẹp muôn màu của đất nước Việt Nam
Du lịch Huế có 10 đăc sản, ẩm thực rất tinh tế, thanh đạm nhưng cũng mang đậm nét dân dã. Hãy cùng D2tour điểm qua 10 đặc sản mà nhất định phải thử khi đi du lịch cố đô Huế.
Du lịch D2TOUR với tâm thế công ty chuyên nghiệp, uy tín, kinh nghiệm dày dặn. Đội ngũ CBCNV D2TOUR luôn đặt tâm huyết với từ sản phẩm, dịch vụ để quý khách có được
chuyến đi trọn vẹn nhất. Liên hệ tư vấn form dưới để đội ngũ lên chương trình, báo giá phù hợp từng yêu cầu. Cảm ơn quý khách.
Trân trọng!